“Vi khuẩn ăn thịt người” có thực sự nguy hiểm ???
Có lẽ trong mỗi người chúng ta đã nghe đến “vi khuẩn ăn thịt người”, thực tế không có loại vi khuẩn nào ăn thịt người theo nghĩa đen mà cụm từ này được dùng để miêu tả bản chất của loại vi khuẩn gây ra tình trạng “viêm cân mạc hoại tử “. Nó có thực sự nguy hiểm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hay không. Sau đây, Duocphamminhduong.com xin cung cấp một số thông tin cần thiết về bệnh Viêm cân mạc hoại tử tại bài viết dưới đây.
Viêm cân mạc hoại tử là gì?
Viêm cân mạc hoại tử là một nhiễm khuẩn sau dưới da không thường gặp, tiến triển rất nhanh, có nguyên nhân do độc tố của vi khuẩn gây viêm và phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. Loại vi khuẩn gây ra viêm cân mạc hoại tử nhất là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A.
Viêm cân mạc hoại tử thường được phân làm hai loại: Viêm cân mạc hoại tử loại I là do nhiễm khuẩn hỗn hợp (nhiễm nhiều loại vi khuẩn), thường kết hợp với một loài vi khuẩn yếm khí kết hợp với một hoặc nhiều vi khuẩn yếm khí tùy nghi. Viêm cân mạc hoại tử loại II là do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A, giữa hai loại viêm cân mạc hoại tử thì viêm cân mạc hoại tử II chiếm đa số trường hợp.
Nguyên nhân gây ra viêm cân mạc hoại tử
- Vi khuẩn ăn thịt người có nhiều ở vùng nước hoặc đất bẩn, chúng còn sống trong ruột, cổ họng, trên da,… Nhưng chúng không gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
- Những người bị mắc viêm cân mạc hoại tử do “vi khuẩn ăn thịt người xâm nhập” vào cơ thể nhất là qua những vết thương hở, đồng thời cũng có thể xâm nhập qua: Vết cắt nhỏ, vết trầy xước, côn trùng cắn, thậm chí trong quá trình phẫu thuật (dù rất hiếm gặp).
- Những người có hệ miễn dịch kém dễ bị vi khuẩn ăn thịt người xâm nhập như: Người uống nhiều rượu bia, người sử dụng chất gây nghiện, từng bị thuỷ đậu,…
- Vi khuẩn ăn thịt người thường gây bệnh ở các vị trí như: cánh tay, bàn tay, bàn chân và cẳng chân. Tuy nhiên, vi khuẩn ăn thịt người cũng có thể gây tổn thương ở vùng đầu, cổ, bẹn,…
- Một số trường hợp, không thể xác định người bệnh đường nhiễm vi khuẩn gây viêm cân mạc hoại tử.
- Một khi đã xuất hiện, viêm cân mạc hoại tử sẽ diễn tiến rất nhanh và phá hủy mô liên kết, mô mỡ và mô cơ.
- Vi khuẩn ăn thịt người có thể lây từ người này sang người khác nhưng tỉ lệ không cao.
Triệu chứng gây ra viêm cân mạc hoại tử như thế nào?
Sau 24 giờ nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng sau:
- Đau mạnh hơn bình thường ở xung quanh vết thương, vết cắt, chỗ trầy xước,…
- Có các triệu chứng giống cảm cúm như tiêu chảy, buồn nôn, sốt, chóng mặt, khó chịu trong người.
- Thấy khát nước liên tục.
Bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi gặp cá triệu chứng trên để tránh tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
Sau 3 – 4 ngày nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, bệnh nhân sẽ mắc thêm các triệu chứng sau:
- Vùng da xung quanh vết thương sưng, nóng, đỏ, cảm thấy cứng khi chạm vào
- Hoặc chuyển sang màu tím, sau đó xuất hiện mụn nước chứa dịch sẫm màu có mùi hôi.
- Tiêu chảy, nôn mửa
- Vùng da xung quanh vết thương mất màu, bong da, tuột da, hoại tử mô.
Trong trường hợp chần chừ để lâu tới 5 ngày, rất có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như sau:
- Tụt huyết áp
- Lơ mơ, hôn mê
- Sốc nhiễm độc.
Khi bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tổn thương trầm trọng, bị hoại tử nặng, sốc nhiễm độc,… Nếu bị hoại tử nặng ở tay hoặc chân có thể bị cắt cụt chi, ở tình trạng nặng hơn ảnh hưởng đến các cơ quan khác, bệnh nhân có thể tử vong.
Cách điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người
Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người tùy thuộc vào mức độ của bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Tổng quan sẽ có những phương pháp điều trị khi bị nhiễm bệnh viêm cân mạc hoại tử như sau:
- Tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch
- Phẫu thuật để loại bỏ mô bị hư hỏng hoặc chết nhằm ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn
- Uống thuốc tăng huyết áp cho người bị tụt huyết áp
- Cắt cụt các chi nếu bị hoại tử nặng không thể sử dụng biện pháp cắt bỏ mô
- Theo dõi tim và máy trợ thở
- Truyền máu
- Tiêm globulin giúp hỗ trợ khả năng chống lại nhiễm trùng.
Cách phòng tránh khuẩn ăn thịt người
Mọi người nên áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây:
- Xử lý vết thương nhanh chóng: Khi bị thương hãy nhanh chóng xử lý vết thương bằng cách cầm máu, rửa sạch vết thương bằng vòi nước và thấm khô bằng khăn sạch.
- Luôn giữ cho vết thương sạch và khô ráo: Khi vết thương đã được cầm máu và rửa sạch, hãy băng vết thương bằng băng vô trùng như gạc y tế, băng dán cá nhân. Thay băng nếu vết thương bị ướt hoặc bẩn.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm hoặc gel rửa tay có chứa cồn. Việc rửa tay bằng xà phòng và nước ấm vẫn là cách để giữ bàn tay sạch và hiệu quả nhất
- Nếu bạn có tiếp xúc gần với người bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để làm một số xét nghiệm, có thể bạn sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Hãy rửa tay và chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc vùng đất hoặc nước bẩn.
- Hãy giữ cho làn da luôn khỏe mạnh, tránh những vấn đề gây tổn thuong cho da như nấm da, chàm, khô, nứt nẻ,…
- Nếu bạn có các vấn đề như suy giảm hệ miễn dịch, suy gan, tiểu đường thì hãy hạn chế tiếp xúc với nước ở sông, biển, hồ, ao hay vũng nước ở trên đường…
- Nếu có vết thương hở nên tránh tiếp xúc với nước.
- Khi làm việc phải tiếp xúc với nước và bùn đất nên mang ủng và găng tay dài để bảo vệ da.
Hiện nay trong y học chưa có vaccine phòng bệnh viêm cân mạc hoại tử hay còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người. Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.
Hy vọng bài viết trên Duocphamminhduong.com đã cung cấp những thông tin hữu ích đến với quý khách hàng.
Để được tư vấn trực tiếp, quý khách hàng vui lòng bấm hotline: 0906 270 035.