BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG DIỄN BIẾN KHÓ LƯỜNG ???
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu chảy do vi khuẩn, đặc biệt là rotavirus.Tiêu chảy cấp có thể xuất hiện quanh năm và thường xảy ra nhiều nhất vào mùa hè. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên ở trẻ em và người cao tuổi khi mắc tiêu chảy cấp sẽ dễ nguy hiểm hơn và nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.Để hiểu rõ hơn về bệnh tiêu chảy cấp, Duocphamminhduong.com xin gửi tới quý khách hàng những thông tin tại bài viết dưới đây.
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì ?
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 14 ngày, đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước nhiều hơn 3 lần/24 giờ.
Trẻ tiêu chảy có thể bị sốt, nôn ói, đau bụng, biếng ăn và quan trọng nhất là biểu hiện mất nước có thể nặng dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em do đâu ?
Tiêu chảy cấp thường xảy ra do các virus , ký sinh trùng, …. cụ thể như :
- Rotavirus gây tiêu chảy nặng và đe dọa tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi.
- Các loại vi khuẩn: E.coli, Shigella, Tả, Campylobacter Jejuni , Salmonella …
- Các loại ký sinh trùng: Giardia, Cryptosporidium, amip,…
- Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, Viêm màng não,…
- Thuốc, thức ăn, dị ứng,…

Rotavirus gây tiêu chảy cấp
Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy cấp ở trẻ em như thế nào ?
- Trẻ em dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, có thể có tần suất đi ngoài nhiều lần trong ngày, trung bình từ 3 – 10 lần/ ngày hoặc nhiều hơn. Phân của trẻ nhìn có thể sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh hoặc nâu.
- Trẻ bú sữa mẹ có thể đi ngoài nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức.
- Phân của trẻ em tiêu chảy cấp thường lỏng nhiều, có nhiều nước, mùi hôi tanh. Khi nhiễm bệnh trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác, như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng,…
Xử trí ra sao khi trẻ mắc tiêu chảy cấp ?
- Bù lại lượng nước đã mất cho trẻ bằng cách cho uống thêm nước, oresol) và các loại nước trái cây để giúp bổ sung nước và tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Khi trẻ bị tiêu chảy cấp mẹ vẫn cho ăn uống bình thường, cung cấp dinh dưỡng cho con giúp tăng cường thể lực và phục hồi tổn thương niêm mạc ruột cho trẻ.
- Nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng như cháo loãng với thịt nạc, cà rốt, chuối,… Tránh ăn thức ăn chiên rán, đồ béo, đồ ngọt, thực phẩm tái sống, nước ngọt có gas,… Khi ăn, mẹ nên chia đều thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Cần bổ sung men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ, tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…

Nếu tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, đồng thời có các triệu chứng như sốt cao, phân có lẫn máu, nôn ói nhiều, bé không chịu ăn, có dấu hiệu mất nước nặng, bụng đau khi sờ ấn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
Cách phòng tránh tiêu chảy cấp ở trẻ em
- Rửa tay , đồ chơi bằng xà phòng cho trẻ . Mẹ cũng nên rửa kỹ tay trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn
- Vệ sinh bình sữa, những dụng cụ đựng thức ăn của bé bằng nước sôi và để khô.
- Bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh.
- Hạn chế ra vào vùng đang có dịch.
- Nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời bởi sữa mẹ rất tốt cho trẻ nhỏ, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
- Sử dụng nguồn nước sạch, tránh cho bé tiếp xúc với người bệnh.
- Tiêm vacxine phòng bệnh cho trẻ.
Hy vọng bài viết trên Duocphamminhduong.com đã cung cấp những thông tin hữu ích đến với quý khách hàng.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm hotline 0906 270 035.