Domain Name

Bùng phát dịch cúm A và những diễn biến nguy hiểm ???

26/07/2022

Đại dịch Covid  – 19 vẫn chưa qua, cúm A đã bùng phát trở lại.Bệnh do cúm A thể nhẹ hầu hết người bệnh có thể tự hồi phục mà không cần thuốc điều trị.Tuy nhiên không thể chủ quan vì cúm A có thể gây ra những biến chứng về hô hấp rất nguy hiểm đến tính mạng như suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm phổi,viêm phế quản…Để hiểu rõ hơn về dịch bệnh cúm A, Duocphamminhduong.com xin gửi tới quý khách hàng những thông tin tại bài viết dưới đây.

Bệnh cúm A là gì ?

  • Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.
  • Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus Cúm A bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh cúm A ? Triệu chứng cụ thể như thế nào ?

Các dấu hiệu thường xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết như :

  • Ho, khó thở.
  • Đau đầu, mệt mỏi, đau nhức xương.
  • Sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng.
  • Sốt cao trên 38,5 độ.
  • Tê bì chân tay.
  • Buồn nôn.

    Bệnh nhân xuất hiện đau đầu dữ dội cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Bệnh nhân cúm A biến chứng nặng có thể gây nhiễm trùng tai, tiêu chảy , nôn, ho khan, co giật , tức ngực, viêm phổi và gây nặng lên các vấn đề về tim mạch. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai thì cần theo dõi kĩ vì trong một số trường hợp biến chứng của cúm A có thể gây tử vong.

Bệnh cúm A có lây không ? Đối tượng nào dễ bị lây nhiễm bệnh cúm A ?

Virus cúm A lây truyền chủ yếu từ người này sang người khác thông qua ho hoặc hắt hơi qua các hạt bụi, giọt nước li ti dính virus của người bệnh hoặc đôi khi do chạm vào một bề mặt có virus cúm.

Đối tượng nào cũng có thể mắc cúm A, cần chú ý có nguy cơ mắc cao như :

  • Trẻ em < 5 tuổi, trong đó trẻ em < 2 tuổi có nguy cơ nhiễm cao nhất
  • Người lớn > 65 tuổi
  • Những người có bệnh mãn tính: Tiểu đường, tim phổi, suy thận, suy gan và suy giảm miễn dịch
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ.
  • Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh,…
  • Những người làm việc ở môi trường đông người như trường học, bệnh viện, công sở có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Khi giao tiếp với người bệnh vô tình chúng ta sẽ bị nhiễm virus thông qua nước bọt vào trong không khí qua các hạt li ti

Điều trị bệnh cúm A như thế nào hiệu quả và an toàn nhất ?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm A. Người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt, vitamin và các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp nhằm phục hồi sức khỏe nhanh hơn như:

  • Tự cách ly để hạn chế lây nhiễm .
  • Uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Chế độ ăn đủ dinh dưỡng, ăn các thức ăn lỏng và dễ hấp thu để bù nước do mất nước khi sốt.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.
  • Tiêm phòng Cúm A cho cả gia đình.

Bệnh cúm A có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Đối với các trường hợp mắc cúm A thông thường , bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại chỗ, bệnh nhân chuyển biến nặng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Hy vọng bài viết trên Duocphamminhduong.com đã cung cấp những thông tin hữu ích đến với quý khách hàng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm hotline 0906 270 035.

TOP