Bệnh VIÊM DA CƠ ĐỊA khó chữa và dai dẳng ???
Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính phổ biến có tính chất dai dẳng và dễ tái phát. Bệnh này thường có các triệu chứng gây tổn thương trên bề mặt da như nốt ban dát đỏ, mụn nước, khô rát gây ngứa ngáy, khó chịu. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm da cơ địa ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây viêm da cơ địa, cách nhận biết và điều trị như thế nào ?Hãy cùng Duocphamminhduong.com tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé !
Bệnh viêm da cơ địa là gì?
- Bệnh viêm da cơ địa là trạng thái da bị viêm mạn tính, tái phát và ngứa.
- Bệnh thường khởi phát lúc 2-3 tháng tuổi.
- Hơn 50 % trường hợp triệu chứng bệnh giảm sau 2 tuổi.

Hình ảnh viêm da cơ địa trên tay
Nguyên nhân nào gây bệnh viêm da cơ địa ?
- Viêm da cơ địa liên quan chặt chẽ với cơ địa dị ứng hoặc có liên quan đến yếu tố gia đình mắc bệnh dị ứng (Hen suyễn, viêm mũi dị ứng, tổ đỉa, chàm…)
- Bệnh thường xảy ra ở trẻ em do sức đề kháng của cơ thể kém hoặc ăn nhiều thực phẩm có gia vị nóng.
Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa là gì ?
Viêm da cơ địa điển hình bởi tổn thương da khô ráp, dày sừng, nứt nẻ và ngứa ngáy. Tuy nhiên hình thái tổn thương của bệnh có thể khác nhau ở từng độ tuổi và giai đoạn phát triển.
- Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường gây tổn thương ở má, quanh miệng và trán
- Viêm da cơ địa thời kỳ trẻ em xảy ra ở trẻ 2 – 12 tuổi. Trong giai đoạn này, bệnh thường đi kèm với tình trạng đục thủy tinh thể và viêm kết mạc dị ứng.
- Viêm da cơ địa thời kỳ trưởng thành có thể đi kèm với chứng sốt cỏ khô và bệnh hen suyễn. Hình thái tổn thương của bệnh có sự khác biệt rõ rệt ở giai đoạn cấp và mãn tính.
Bệnh viêm da cơ địa có lây không ? Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến người mắc ?
Không giống như nhiều bệnh lý về da khác, bệnh viêm da cơ địa không có tính lây lan. Việc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ các mụn nước hoặc dịch tiết, máu từ thương tổn do gãi hoặc trầy xước trên da không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Do viêm da cơ địa biểu hiện thành từng đợt sau đó tự suy giảm, với thể nhẹ đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da. Cấu trúc vùng da bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi chủng vi sinh vật thường trú trên da hay cả vi khuẩn ngoại lai. Do đó, khi vết thương trên da lành lặn trở lại có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.

Điều trị bệnh viêm da cơ địa an toàn và hiệu quả cần làm gì ?
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm da cơ địa
- Khai thác, loại bỏ, hạn chế nguyên nhân.
- Kiểm soát tình trạng bệnh.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa
Thuốc bôi:
- Những trường hợp không biến chứng
+ Thuốc bôi corticosteroid và thuốc làm ẩm da cho mức độ bệnh nhẹ.
+ Thuốc bôi corticosteroid hiệu quả hơn trong viêm da tiếp xúc dị ứng.
+ Thuốc bôi ức chế calcineurin như pimecrolimus có hiệu quả trong viêm da tiếp xúc dị ứng mạn tính.
+ Trường hợp có tổn thương mụn nước, bọng nước có thể cần chọc dịch bọng nước, tuy nhiên cần giữ nguyên phần da phía trên bọng nước. Có thể bôi các dung dịch màu như xanhmethylen, castellani hoặc đắp gạc tẩm dung dịch Jarish mỗi 2-3 giờ.
Thuốc uống:
- Corticoid toàn thân được lựa chọn ưu tiên trong những trường hợp nặng, diện tích >20% diện tích cơ thể, tổn thương cấp tính.
- Thuốc kháng histamin giảm ngứa
- Thuốc ức chế miễn dịch trong trường hợp bệnh mạn tính: cyclosporin, azathioprin, mycophenolate mofetil.
Phương pháp khác: Chiếu tia PUVA hoặc NB-UVB trường hợp bệnh mạn tính, đáp ứng kém với các phương pháp khác
Cách chăm sóc và phòng ngừa tái phát bệnh viêm da cơ địa
- Chăm sóc lớp sừng, giữ cho pH da ổn định và giữ ẩm, tránh kích ứng nguyên thường gặp (xà phòng, chất tẩy, hương liệu, thuốc nhuộm, formaldehyde từ quần áo mới…).
- Xác định yếu tố thúc đẩy bệnh, tránh yếu tố vượng bệnh, nhận biết cây thường xuân gây độc để tránh nếu có thể.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây dị ứng như thực phẩm, nấm mốc, mạt bụi, côn trùng, thực vật có độc,…
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách giảm thời gian làm việc, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập thể dục.
- Nên vệ sinh da bằng các sản phẩm có độ pH cân bằng, dịu nhẹ và lành tính. Đồng thời cần dưỡng ẩm cho da 2 – 3 lần/ ngày nhằm duy trì độ ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ và cải thiện tình trạng khô ráp.
- Có thể chườm lạnh để giảm viêm và cải thiện ngứa ngáy ở vùng da tổn thương.
- Mặc quần áo có chất liệu mềm, thoáng và thấm hút để tránh ma sát lên vùng da bị ảnh hưởng.
- Tăng cường sức đề kháng với giờ giấc sinh hoạt khoa học, luyện tập điều độ và chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể hỗ trợ ức chế bệnh và giảm nguy cơ tái phát.
Bệnh viêm da cơ địa có tính chất dai dẳng và dễ tái phát. Vì vậy người bệnh cần áp dụng đồng thời giữa các biện pháp điều trị và chăm sóc khoa học để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hy vọng bài viết trên Duocphamminhduong.com đã cung cấp những thông tin hữu ích đến với quý khách hàng.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm hotline 0906 270 035.