Domain Name

Bệnh TAY CHÂN MIỆNG có nguy hiểm không ? Làm thế nào để phòng bệnh TAY CHÂN MIỆNG ?

04/07/2022

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em không gây nguy hiểm đến tính mạng, bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi sau 7-10 ngày kể từ khi phát bệnh. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ bị mắc bệnh nhiều lần và ở những lần sau đó là do các chủng virus khác nhau gây ra nên có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Tại bài viết này Duocphamminhduong.com xin gửi tới  quý khách hàng thông tin đầy đủ về bệnh chân tay miệng để có thể biết được cách xử trí và phòng bệnh tốt nhất bảo vệ những người thân yêu trong gia đình.

Bệnh tay chân miệng là gì ?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm do 1 số loại vi rus đường ruột  gây ra. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em Với thể nhẹ, bệnh thường tự khỏi và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ bị mắc bệnh nhiều lần và ở những lần sau đó là do các chủng virus khác nhau gây ra nên có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng có những biểu hiện như thế nào ?

Thời gian ủ bệnh thường phải mất từ 3 đến 7 ngày mới xuất hiện triệu chứng. Bệnh kéo dài khoảng một tuần cho đến 10 ngày và thường tự khỏi hoàn toàn mà không cần điều trị. Thậm chí có bệnh nhân bị nhiễm virus nhưng không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.

Triệu chứng ban đầu là sốt thường kèm theo một cơn đau họng, chán ăn và khó chịu. Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát có thể xuất hiện trong miệng và cổ họng. Phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông .

Hình ảnh phát ban ở các vị trí trên cơ thể khi nhiễm bệnh

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng bao gồm:

  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Ói mửa
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu
  • Đau lan lỗ tai
  • Đau họng
  • Thương tổn đau rát ở răng và miệng
  • Phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân
  • Loét miệng
  • Mụn lở và giộp da trên xuất hiện trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trở nên khó chịu
  • Biếng ăn
  • Tiêu chảy

Bệnh tay chân miệng có lây không  ? Làm cách nào để phòng tránh bệnh tay chân miệng

Bệnh tây chân miệng có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc với người bệnh hoặc:

  • Dịch từ mụn nước trên cơ thể người bệnh vỡ ra
  • Phân của người nhiễm bệnh
  • Nước bọt hoặc dịch mũi họng của người bệnh sau khi ho, hắt hơi.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây gián tiếp thông qua dùng chung đồ vật, chạm vào các bề mặt mà người bệnh từng tiếp xúc như tay nắm cửa, mặt bàn, ghế….

Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh

Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng tuy nhiên biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh.

Đa số bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng đều là trẻ em, các bậc cha mẹ có thể phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ bằng những cách sau:

  • Dạy trẻ cách vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh tay với xà phòng thật tốt, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để làm giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng. Ngoài ra chăm sóc răng miệng hiệu quả cũng là biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Dạy trẻ không được cho tay hoặc đồ chơi vào miệng
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, khử trùng, khử khuẩn bằng xà phòng, nước và các dung dịch tẩy rửa.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh đồ dùng của trẻ sạch sẽ. Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những trẻ nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh khác, tránh để trẻ ôm, hôn hay dùng chung đồ đạc
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Điều trị bệnh tay chân miệng  như thế nào ?

Không có thuốc chuyên trị đặc biệt bệnh cho tay, chân và miệng. Cá nhân có triệu chứng như sốt và đau từ vết loét, có thể cảm thấy dễ chịu hơn bằng việc sử dụng thuốc. Bệnh tay chân miệng là một bệnh do virus phải phát triển một cách tự nhiên, nhiều bác sĩ không cho sử dụng thuốc về bệnh này, trừ khi bị nhiễm trùng nặng.

Cho bé ăn uống đầy đủ chất , áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Điều trị bệnh thường dựa vào điều trị các triệu chứng, có thể áp dụng các cách điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau.
  • Vệ sinh miệng bằng nước muối ấm, pha loãng.
  • Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Uống nhiều nước hoặc chất điện giải để bù lại lượng nước mất do sốt, nôn, tiêu chảy.
  • Đối với trẻ, cần cho bé ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, tránh đồ chua, cay, nóng, mặn.
  • Tránh dùng chung một số đồ dùng cá nhân như bát, đũa, thìa. Người mắc bệnh cần được cách ly với những người khác để tránh bệnh lây lan.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị một cách hợp lý nhất.

Hy vọng bài viết trên Duocphamminhduong.com đã cung cấp những thông tin hữu ích đến với quý khách hàng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm hotline 0906 270 035.

 

TOP