Bệnh cảm cúm có gây truyền nhiễm không ???
Cảm cúm là bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa và hay gặp nhất ở những lứa tuổi có sức đề kháng kém như trẻ em, phụ nữ mang thai và người già. Cảm cúm là một bệnh lành tính sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày, nhưng đừng vì thế mà chủ quan có thể dẫn đến tử vong. Sau đây, duocphamminhduong.com xin cung cấp một số thông tin về bệnh cảm cúm tại bài viết dưới đây.
Bệnh cảm cúm là bệnh gì?
Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, có 3 loại virus cúm gây bệnh ở người, tùy loại mà có dễ gây thành dịch hay không. Cảm cúm lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm
- Nguyên nhân gây bệnh cảm là do một số loại virus gây ra và đây là bệnh dễ lây truyền từ người này sang người khác.
- Loại virus cúm có tính chất phổ biến và xuất hiện thường xuyên lad influenza virus. Loại virus này xuất hiện chủng mới thường xuyên và có thể lây lan giữa người và động vật. Chủng virus thường thấy không có tính chất quá nguy hiểm nhưng khi những biến thể xuất hiện có thể gây đại dịch cúm. Hoặc khi cảm cúm kéo dài cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm.
- Virus cúm tồn tại trong cơ thể người bệnh và lây truyền cho người khác qua đường hô hấp. Khi người khỏe mạnh hít phải các giọt nước có chứa virus cúm của người bệnh trong không khí do hắt hơi, ho thì có thể nhiễm bệnh nhanh chóng. Hoặc khi tiếp xúc qua các đồ vật do chạm tay như bàn ghế, điện thoại, máy tính,… virus cũng có thể thâm nhập vào cơ thể người lành
Đối tượng nào dễ bị mắc cảm cúm?
- Những đối tượng như người già, trẻ em, người ốm yếu, có sức đề kháng kém thường dễ mắc cảm cúm. Do hệ miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để chống lại sức tấn công của virus. Những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội, các lễ hội,… sẽ là điều kiện để virus cúm lây lan nhanh.
Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh cảm cúm
Viêm mũi và mệt mỏi
- Biểu hiện đầu tiên khi bị cảm cúm là cảm giác mệt mỏi, cơ thể ớn lạnh. Luôn thấy nhức mỏi toàn thân, uể oải không có sức lực để làm việc. Đồng thời đi kèm với đó là cảm giác đầu vảng vất, khó chịu, sổ mũi và bắt đầu có những biểu hiện nghẹt mũi. Biểu hiện ban đầu này giống với cảm lạnh nên mọi người thường chủ quan.
Ho khan dai dẳng
- Ho cũng là biểu hiện rất dễ nhận thấy của bệnh cảm cúm. Ban đầu, bệnh nhân sẽ ho khan. Đây là tình trạng thông thường cơ thể đang phản ứng để tống các chất nhầy bên trong cổ họng ra ngoài. Cảm giác khó chịu vùng và đau đầu nặng hơn. Nếu tình trạng cảm cúm kéo dài có thể gây ra tình trạng ho dai dẳng, rất khó để ngừng được cơn ho.
Viêm họng và sốt
- Khi bệnh nhân ho nhiều có thể gây tổn thương vùng họng. Cùng với tình trạng cơ thể mệt mỏi, suy giảm hệ thống miễn dịch, nhiều chất nhầy vùng họng sẽ khiến cho khu vực này bị viêm. Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn khi virus hoạt động ngày càng mạnh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn bị sốt. Người bệnh có thể sốt nhẹ 38 độ hoặc sốt cao hơn khi tình trạng viêm nặng.
Hệ tiêu hóa gặp vấn đề
- Người bị cảm lạnh thường ban đầu sẽ cảm giác mệt mỏi và không muốn ăn. Sau vài hôm khi cảm cúm kéo dài người bệnh sẽ cảm giác buồn nôn, khó chịu. Thậm chí là tiêu chảy, cảm giác như đau dạ dày và một số vấn đề khác về đường tiêu hóa. Chính những biểu hiện này khiến cho người bệnh thêm mệt mỏi, mất nước và suy giảm sức khỏe nhanh chóng.
Những điều cần làm khi mắc cảm cúm
Việc cần làm khi mắc cảm cúm để giảm nhẹ các triêu chứng của bệnh.
Vệ sinh mũi sạch sẽ
- Vệ sinh mũi sạch sẽ sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của chất nhầy vào sâu bên trong mũi, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Vệ sinh họng bằng nước muối loãng
- Nước muối là dung dịch có tính sát khuẩn cao. Súc miệng nước muối sẽ giúp làm dịu đi tức thời những cơn đau rát họng đồng thời kháng viêm hiệu quả. Kiên trì súc miệng 3-4 lần/ngày với dung dịch nước ấm pha loãng cùng muối tinh sẽ giúp bạn mau chóng khỏi khỏi bệnh.
Tắm nước nóng bằng vòi sen
- Việc tắm nước nóng dưới vòi sen giúp bổ sung hơi nước giữ ẩm và thông mũi, khiến việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Tuyệt đối không tắm nước lạnh vì sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, khiến tình trạng bệnh xấu đi.
Uống nhiều nước nóng
- Uống nhiều nước nóng sẽ giúp làm tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng. Bạn cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong cùng chanh với nước nóng để làm tăng hiệu quả điều trị cảm cúm.
Dùng tinh dầu
- Tinh dầu tràm, bạc hà… có tác dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị cảm cúm thông thường. Chỉ cần thoa một chút tinh dầu vào vùng dưới mũi sẽ giúp thông mũi và làm giảm bớt cơn đau ở mũi. Ngoài ra, bạn có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc tắm với nước ấm có hòa một vài giọt tinh dầu giúp phòng ngừa bệnh cảm lạnh rất hữu hiệu.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh xung quanh vùng xoang tắc nghẽn có thể giảm bớt khó chịu vùng mũi cho bạn. Chườm nóng có thể làm giảm áp lực phần xoang mũi và làm lớp dịch nhầy trong mũi lỏng hơn còn chườm lạnh sẽ khiến các mạch máu ở vùng xoang mũi co lại, giúp giảm đau nhanh chóng.
Nghỉ ngơi và thư giãn
- Bệnh nhân bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.
Uống thuốc hạ sốt
- Nếu bị sốt cao trên 38,5 độ, bạn có thể uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ và uống vitamin C liều cao. Còn đối với những người bị cảm cúm có tiền sử loét dạ dày – tá tràng không được uống aspirin, APC, vitamin C.
Xông lá
- Bạn có thể mặc áo quần thoáng mát, trumg mền kín và xông các lá thơm như lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, húng chanh, húng quế, long não để thông mũi, giải cảm, toát mồ hôi độc ra ngoài và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho cơ thể người bệnh.
Ăn đồ nóng, lỏng
- Người bị cảm cúm cần ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu như cháo, súp,..giải cảm
Kê cao gối khi ngủ
- Khi nằm xuống, chứng ngạt mũi có xu hướng bị nặng hơn. Do đó, bạn nên kê thêm gối để đầu đặt ở vị trí cao hơn khi ngủ sẽ giúp hít thở dễ dàng và thoải mái hơn, đảm bảo một giấc ngủ ngon hơn.
Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
- Khi bạn bị cảm cúm, cơ thể bạn trở nên uể oải và rất mệt mỏi. Chính vì vậy, hãy tạm gác công việc và dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể tạo nhiều năng lượng hơn.
Cách phòng tránh bệnh cảm cúm
Đối với bệnh nhân mắc cảm cúm
- Cần cách ly với những người không bị mắc bệnh sống trong gia đình, ít nhất là 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng, đặc biệt đối với những người có sức đề kháng yếu và dễ lây nhiễm cúm như người già, trẻ em, người có sức khỏe không ổn định.
- Người bệnh cảm cúm nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn giấy đề ngăn chất dịch, tránh nguy cơ lây bệnh cảm cúm cho người khác.
Đối với người chăm sóc bệnh nhân mắc cảm cúm
- Đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn như hành, tỏi, gừng… ăn nhiều rau quả trái cây chứa nhièu vitamin C như chanh, cam, quýt,…
- Uống 1 ly trà gừng ấm và 1 ly tỏi băm nhuyễn pha với nước để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh cảm cúm.
- Đồ dùng của người cảm cúm nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của bệnh vào người.
- Không ăn thức ăn thừa của người bị cảm cúm.
- Khăn giấy của bệnh nhân đã sử dụng nên để trong túi và xử lý các loại rác thải khác.
- Khi thấy dấu hiệu của bị cảm cúm như sổ mũi, nhức đầu, mệt mỏi, sốt thì cần thăm khám và điều trị ngay.
Để phòng ngừa bệnh cúm, mỗi người nên chủ động tiêm phòng cúm mùa mỗi năm một lần do thời gian miễn dịch kéo dài trung bình 1 năm. Ngoài ra, virus gây bệnh cúm cũng biến đổi chủng hàng năm và thành phần vaccine ngừa cúm cũng được thường xuyên được điều chỉnh để phù hợp các chủng virus cúm xuất hiện theo từng thời điểm.
Hy vọng bài viết trên Duocphamminhduong.com đã cung cấp những thông tin hữu ích đến với quý khách hàng.
Để được tư vấn trực tiếp, quý khách hàng vui lòng bấm hotline: 19008975.